Các Giấy Phép Kinh Doanh Để Sản Xuất Thực Phẩm 2025

Việc mở một cơ sở sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý như giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác. Vậy, các loại giấy tờ cần có là gì? Quy trình xin cấp phép ra sao? Và những tiêu chuẩn nào giúp cơ sở sản xuất có lợi thế cạnh tranh trong ngành thực phẩm? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục Đăng Ký Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm

1.1 Giấy Đăng Ký Kinh Doanh Ngành Nghề Sản Xuất Thực Phẩm

Là loại giấy tờ nhất định phải có đầu tiên. Sản xuất thực phẩm phải có địa điểm cố định, có mã số thuế, có ngành nghề sản xuất theo quy định. Cơ sở sản xuất có thể lựa chọn các loại hình thức đăng ký kinh doanh như sau:
– Hộ kinh doanh cá thể
– Hợp tác xã
– Công ty
Dù là hình thức nào thì việc khai báo và đăng ký ngành nghề sản xuất là rất cần thiết.

1.2 Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm (ATTP)

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với loại mô hình sản xuất là công ty thì bắt buộc phải có giấy phép này.

Để được cấp phép, chứng nhận ATTP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định tại cơ sở đăng ký sản xuất thực phẩm. Các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu, bao bì, quy trình chế biến, sản xuất nếu đáp ứng sẽ được cấp giấy phép ATTP với thời hạn 3 năm. Có thể tiến hành tái thẩm định và gia hạn trước khi hết hiệu lực 6 tháng.

giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1.3 Giấy ng Bố Chất Lượng Sản Phẩm

Các giấy tờ trên là các điều kiện cần cho cơ sở đăng ký sản xuất thực phẩm, tuy nhiên để đáp ứng các điều kiện đủ thì các hộ sản xuất này cần làm thủ tục công bố sản phẩm và chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Với các thực phẩm thường thì thủ tục cần làm là thủ tục tự công bố sản phẩm.
Với các thực phẩm chức năng, thủ tục cần làm là đăng ký bản công bố sản phẩm.

Như vậy, các giấy tờ bắt buộc cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bao gồm: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc Bản cam kết An toàn thực phẩm; Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.

2. Các Chứng Nhận & Tiêu Chuẩn Giúp Doanh Nghiệp Tạo Lợi Thế Khi Kinh Doanh

Các thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm và chứng nhận nên có trong sản xuất thực phẩm
Ngoài ra, để có được nhiều lợi thế hơn, các cơ sở sản xuất thực phẩm ngoài các giấy tờ quan trọng như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cần thêm một số giấy tờ hoặc chứng nhận không bắt buộc như sau.

2.1 Giấy Chứng Nhận Mã Số Mã Vạch Sản Phẩm

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

2.2 Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu

Ngay từ khi thành lập thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp cần lên kế hoạch đăng ký bảo hộ độc quyền. Trong bối cảnh nền công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển, sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp ngăn chặn hành vi xâm phạm, sao chép hoặc sử dụng trái phép, mà còn đảm bảo không có tổ chức hay cá nhân nào được phép sử dụng tên thương hiệu khi chưa có sự đồng ý. Đặc biệt, điều này giúp doanh nghiệp tránh các trường hợp thương hiệu bị làm giả, gây nhầm lẫn trên thị trường, từ đó giữ vững lòng tin của khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

2.3 Chứng Nhận HACCP Kết Hợp GMP Thực Phẩm

HACCP là hệ thống phân tích và kiểm soát mối nguy trong toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm, giúp xác định và giám sát các điểm kiểm soát quan trọng (CCP). Bằng cách áp dụng HACCP, doanh nghiệp có thể ngăn chặn rủi ro an toàn thực phẩm ngay từ giai đoạn đầu, thay vì xử lý hậu quả khi sự cố xảy ra.

Việc triển khai HACCP không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí liên quan đến kiểm tra, phân tích mẫu và xử lý sản phẩm lỗi. Quan trọng hơn, nó giúp ngăn chặn những tổn thất nghiêm trọng khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng, bảo vệ uy tín thương hiệu và nâng cao niềm tin của khách hàng.

2.4 Chứng Nhận ISO 22000 & FSSC 22000

Tương tự HACCP, chứng nhận ISO 22000 giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn diện các mối nguy an toàn thực phẩm, từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là tiêu chuẩn quan trọng, đảm bảo thực phẩm luôn đạt chất lượng cao và an toàn tuyệt đối. đảm bảo thực phẩm l

ISO 22000 chứng minh rằng doanh nghiệp sở hữu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuyên nghiệp, khoa học và liên tục cải tiến. Việc đạt được chứng nhận này không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh lớn, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khắt khe.

Ngoài ra, doanh nghiệp có ISO 22000 còn được xem xét miễn, giảm một số thủ tục pháp , chẳng hạn như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp quá trình kinh doanh thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

 

giấy phép kinh doanh

Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng về thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm và các chứng nhận cần thiết giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Nếu bạn đang có kế hoạch mở cơ sở sản xuất, bên cạnh việc tìm hiểu các thủ tục pháp lý, đừng quên liên hệ Hùng Gia Truyền để được tư vấn về máy móc và dây chuyền sản xuất thực phẩm tự động.

Hùng Gia Truyền – Đối tác tin cậy của mọi nhà sản xuất thực phẩm. Hãy để chúng tôi cùng đồng hành trong hành trình nâng tầm thương hiệu của bạn!
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp máy móc phù hợp nhất cho cơ sở sản xuất của bạn!
—————–
Hotline: 085 830 0006
Địa chỉ: 99/16 Đường An Phú Đông 10, Phường An Phú Đông, Q.12, TP. HCM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

💥Máy Nhồi Xúc Xích K60: Trục Vít Đôi – Yếu Tố Nâng Tầm Chất Lượng Sản phẩm!

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

3 ƯU ĐIỂM KHI MUA MÁY SẢN XUẤT ĐẦU NĂM

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

Cơ Hội Sản Xuất Giò Chả Sau Tết 2025

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

💥HGT THÔNG BÁO NGÀY CHÍNH THỨC TRỞ LẠI LÀM VIỆC📣

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

7 đặc điểm tạo nên khác biệt giữa máy cắt thịt đông và máy cắt thịt thông thường!

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

5 Lợi ích của việc sử dụng thịt đông lạnh trong sản xuất giò chả!

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

Ý Nghĩa Ngày Ông Táo Về Trời – Ngày 23 tháng Chạp

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

Máy xay giò chả: yếu tố số 1 cho dây chuyền sản xuất!

MỤC LỤC BÀI VIẾT1. Các Giấy Tờ Giấy Phép Kinh Doanh, Thủ Tục...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *